Cấu tạo xe nâng tay và có những loại nào?

Xe nâng tay được sử dụng phổ biến trong quy trình vận hành bởi sự ứng dụng tuyệt vời của nó. Vậy cấu tạo xe nâng tay cao và thấp như thế nào? Có mấy loại xe nâng tay? Hãy để xe nâng Phúc Bi giúp bạn giải đáp những thắc mắc này nhé!

Xe nâng tay là gì?

Xe nâng tay là thiết bị chuyên dụng trong nâng hạ, vận chuyển hàng hóa được ứng dụng phổ biến ở ngành công nghiệp. Cơ chế hoạt động chính của loại xe này là nâng hạ bằng thủy lực, kích nâng bằng tay hoặc bằng chân. Với lợi thế nhỏ hơn, thiết kế đơn giản, dễ dàng cho việc sử dụng, xe nâng tay chủ yếu được sử dụng trong điều kiện kho bãi có lối đi nhỏ, cần thiết bị có thể nâng hạ, vận chuyển với tải trọng nhỏ có tính cơ động cao.

Cấu tạo xe nâng tay và có những loại nào?

Nhìn chung thì cấu tạo xe nâng tay đơn giản hơn so với các loại xe nâng chạy máy. Cả xe nâng tay cao và xe nâng tay thấp đều có các chi tiết cơ bản như nhau, thế nhưng với mỗi loại sẽ có các đặc điểm riêng nhằm phục vụ cho từng nhu cầu khác nhau.

Cấu tạo xe nâng tay cao

Với cấu tạo xe nâng tay cao có 3 bộ phận chính gồm: bánh xe, khung xe và trụ thủy lực.

Cấu tạo xe nâng tay và có những loại nào?

  • Bánh xe: Xe nâng tay cao có 4 bánh xe gồm 2 bánh lái và 2 bánh tải. Bánh lái được đặt ở phía sau, có bán kính to hơn so với bánh trước và dễ dàng quay 360 độ thuận tiện cho quá trình di chuyển đến mọi ngóc ngách. Cả 4 bánh đều được làm từ phần lõi thép chịu tải, bên ngoài là phủ lớp nhựa PU đàn hồi.
  • Khung xe: Phần khung xe bao gồm hai càng nâng bằng thép không gỉ được gắn liền với khung cột có gắn tay cầm để hỗ trợ di chuyển. Càng nâng có thiết kế cực kỳ chắc chắn với khả năng chịu lực tốt phù hợp cả những hàng hóa hóa có tải trọng nặng. Càng có thể được điều chỉnh mở rộng ra hoặc thu hẹp khá tiện lợi, phù hợp với pallet người sử dụng. Phần tay cầm của xe nâng tay cao cũng khá linh hoạt và đạt chiều dài tiêu chuẩn. Chức năng chính của phần tay cần là đảm bảo điều hướng lái được linh hoạt và kích nâng. Ngoài hai bộ phận chính trên còn có thêm lưới bảo vệ gắn trực tiếp lên khung, xích tải chắc chắn giúp phục vụ cho việc nâng đỡ hàng hóa.
  • Trụ thủy lực: Đây cũng chính là bộ phận quan trọng nhất của xe nâng tay, bao gồm pittong đẩy và dầu thủy lực có tác dụng nâng đẩy hàng hóa lên cao. Tùy thuộc vào tải trọng của từng hàng hóa và chiều cao nâng mà phần trụ này sẽ có đa dạng kích thước khác nhau.

Xem thêm: Công nghệ hybrid là gì? Các loại động cơ hybrid

Cấu tạo xe nâng tay thấp

  • Càng nâng: Hai càng nâng của xe nâng tay thấp làm từ thép chắc chắn và có khả năng chịu được lực tốt. Độ dài của mỗi càng nâng trung bình rơi vào khoảng hơn 1m, thích hợp với những loại hàng hóa có trọng tải vừa.
  • Tay cầm điều khiển: Có thiết kế khá đơn giản nhằm phục vụ cho hai chức năng là điều hướng và kích lái. Phần tay cầm còn được gắn thêm phanh bóp xả giúp người dùng dễ dàng điều khiển khi cần cạ càng.
  • Bánh xe: Không giống như cấu tạo xe nâng tay cao thì loại xe này chỉ có 3 bánh, trong đó 2 bánh tải ở phía trước và 1 bánh lái ở phía sau. Bánh lái thường có kích thước lớn hơn để thuận tiện cho quá trình di chuyển, còn bánh tải ở đầu hai càng xe thì nhỏ hơn nhưng có thể chịu được tải trọng lớn.
  • Trục thủy lực: Với cấu tạo xe nâng tay thấy thì trục thủy lực có thiết kế đơn giản với chất liệu hợp kim nhôm. Bên trong chứa dầu thủy lực, phớt, gioăng,… có tác dụng tạo áp lực khi cần nâng hạ cần.

Cấu tạo xe nâng tay và có những loại nào?

Sau bài viết cấu tạo xe nâng tay mong rằng giúp bạn hiểu thêm về loại xe này. Nếu còn thắc mắc nào về xe nâng bạn có thể liên hệ trực tiếp với xe nâng Phúc Bi để được tư vấn. Tại đây có các dịch vụ mua – thuê xe nâng mới cũ với đa dạng loại xe nâng đảm bảo luôn đáp ứng được nhu cầu của bạn.

LIÊN HỆ XE NÂNG PHÚC BI

Tư vấn kỹ thuật: 0762 386 450

Tư vấn bán hàng: 0903 307 044

Mail: Xenangphucbi@gmail.com

Facebook: https://www.facebook.com/xenangphucbi/

Website: https://xenangphucbi.com/

Địa chỉ: 54M/10 khu phố 9, Phường Tân Hoà, Biên Hoà, Tỉnh Đồng Nai