Cùng Phúc Bi tìm hiểu nguyên lí nâng hạ vật, cơ chế hoạt động của xe nâng!

Hầu hết tại các cơ sở sản xuất, xí nghiệp hay nhà máy hiện nay đều đang sử dụng thiết bị xe nâng hạ để nâng cao hiệu suất công việc. Giải phóng sức lao động nặng nhọc cho con người. Nhưng nguyên lí nâng hạ vật, cấu tạo và cơ chế hoạt động của xe nâng như thế nào liệu quý doanh nghiệp đã nắm rõ? Cùng xe nâng Phúc Bi tìm hiểu chi tiết và trả lời cho câu hỏi trên trong bài viết dưới đây.

Tìm hiểu cấu tạo của xe nâng hàng

Xe nâng hạ hàng có rất nhiều loại, tuy nhiên về cơ bản có cấu tạo chung bao gồm: Dàn nâng hạ, hệ thống di chuyển và bộ phận cân bằng trọng lượng của xe nâng.

Dàn nâng hạ

Dàn nâng hạ cua xe nâng là phần quan trọng nhất trong xe nâng hạ hàng. Thiết bị này được hoạt động nhờ rất nhiều những chi tiết được liên kết lại với nhau. Trong đó bao gồm:

+ Càng nâng hạ: Đây là một bộ phận bằng kim loại thường là sắt hoặc thép được đúc thành dạng chữ L và ghép đôi với nhau để đảm bảo cân bằng. Bộ Phận này chiều dài vươn ra tùy thuộc vào nhà sản xuất thông thường từ 1-2m. Ngoài ra, Phần trên có khớp để móc với giá nâng hàng.

Cùng Phúc Bi tìm hiểu nguyên lí nâng hạ vật, cơ chế hoạt động của xe nâng!

+ Giá nâng hàng: Bộ phận này là một bản kim loại hình chữ nhật, có gắn kèm nhiều vòng bi theo hai hướng lên xuống và trái phải. Được gắn với càng nâng và khung nâng thông qua hệ thống piston và dây xích.

+ Khung nâng: Bộ phận này là một khối kim loại nhưng có dạng hình trụ hộp. Thiết bị này đóng vai trò như bản ray để giá nâng và càng nâng di chuyển lên xuống vậy. Bên cạnh đó, nó có từ 2 đến 3 tầng để giúp xe nâng hạ vươn cao hơn. Chúng được cố định với nhau bằng hệ thống dây xích.

+ Xi lanh nâng: Đây là bộ phận chịu tải lớn khi vận hành. Bên trong xilanh nâng đều có chứa loại dầu thủy lực chuyên biệt dùng cho xe nâng. Xi lanh nâng có tác dụng tạo ra lực nâng nhờ hệ thống truyền lực qua bộ phận xích nhằm kéo giá nâng hàng khi chất đầy hàng lên cao. Do đó bộ phận xilanh phải được thiết kế để đảm bảo độ cứng vững và đủ áp suất để nâng được trọng lượng của hàng hóa.

Cùng Phúc Bi tìm hiểu nguyên lí nâng hạ vật, cơ chế hoạt động của xe nâng!

+ Xi lanh nghiêng: Là loại piston gắn với khung nâng và thân xe nâng hạ hàng. Giúp cho hàng hóa được nghiêng theo ý muốn. Giúp xe nâng khi hạ hàng hoặc giữ hàng được tốt hơn trong trạng thái di chuyển.

Hệ thống di chuyển trên xe nâng hạ

Hệ thống di chuyển trên xe nâng hạ có cấu tạo từ hai thành phần chính. Bao gồm:

+ Hệ thống di chuyển phía trước: Với xe nâng hạ hàng thì hệ thống truyền động, chuyển động được thiết kế ở phía trước trái ngược với các loại xe lưu thông trên đường phố thông thường. Hệ thống này thường có cấu tạo đơn giản và dễ sửa chữa gồm bánh di chuyển, hệ thống phanh hãm và hệ thống truyền động.

Cùng Phúc Bi tìm hiểu nguyên lí nâng hạ vật, cơ chế hoạt động của xe nâng!

+ Hệ thống di chuyển phía sau: Bao gồm bánh xe và xi lanh lái tổng thành được điều khiển bằng thiết bị vô lăng. Đi qua hệ thống thủy lực từ thiết bị van chia hoặc trực tiếp từ bơm thủy lực của xe nâng. Khác với các loại xe khác là điều khiển hướng bằng bánh trước thì thiết bị nâng hạ hàng lại điều khiển bằng bộ bánh sau.

>>>Xem thêm: Tìm hiểu các bộ phận xe nâng bạn cần biết

Bộ phận cân bằng trọng lực

Đây được gọi là bộ phận đối trọng hay quả tạ là nguyên lí nâng hạ vật trong xe nâng hạ hàng. Nó nằm ở phía sau mà thoạt nhìn thường tưởng là bộ phận rè hay nắp capo che bộ phận máy. Bộ phận cân bằng trọng lực của xe thực chất là một khối kim loại nặng. Bộ phận này giúp người điều khiển tải hàng ở đầy xe, xe sẽ không bị lệch mà đổ về phía trước.

Nguyên lí nâng hạ vật

Xe nâng hạ hàng có hai chức năng chính. Chức năng thứ nhất là di chuyển hàng hóa từ vị trí này sang vị trí khác. Chức năng thứ hai là vận động nâng hạ hàng lên xuống dựa trên nguyên lí nâng hạ vật của bộ phận cân bằng trọng lực như đề cập ở trên. Đây cũng là chức năng chính mà Phúc Bi sẽ đề cập chi tiết dưới đây.

Cùng Phúc Bi tìm hiểu nguyên lí nâng hạ vật, cơ chế hoạt động của xe nâng!

Công việc chính của thiết bị xe nâng là nhấc một khối vật có trọng tải nặng lên xuống và đưa lên vị trí giá kệ thích hợp. Khi xe nâng hạ đưa càng nâng vào trong vị trí pallet để có thể nâng hàng lên. Lúc này, bộ phận bơm dầu thủy lực sẽ đẩy dầu nhiều hơn vào trong xi lanh nâng. Khi đó khung nâng  sẽ được đẩy lên cao. Các tầng kim loại trên xe nâng sẽ trượt trên ray có bôi mỡ chịu nhiệt Kluber để từ từ đi lên. Lúc này, hệ thống bánh đà cũng làm dây xích chạy kéo theo là vòng bi trên giá nâng di chuyển để kéo càng nâng chứa vật bên dưới lên cao. Đồng thời, piston nghiêng nhả dầu ra để khiến phần trên của khung nâng ngả về sau tạo một góc nhỏ hơn 90 độ. Bằng cách này hàng hóa trên càng nâng sẽ không bị trôi về phía trước, giúp xe nâng giữ hàng tốt hàng và không bị nghiêng đổ.

Khi khung nâng lên đến tầm cần thiết. Dầu sẽ không bơm vào xi lanh nâng nữa. khi đặt hàng hóa vào vị trí mong muốn rồi. Lúc này dầu sẽ được nhả lại vào thùng chứa, xi lanh nâng bắt đầu tụt xuống làm cho khung nâng cũng từ từ hạ về vị trí ban đầu. Hàng hóa được đặt ổn định trên giá kệ và xe sẽ di chuyển ra vị trí trống tiếp tục bốc kiện hàng tiếp theo.

LIÊN HỆ XE NÂNG PHÚC BI

Tư vấn kỹ thuật: 0762 386 450

Tư vấn bán hàng: 0903 307 044

Mail: Xenangphucbi@gmail.com

Facebook: https://www.facebook.com/xenangphucbi/

Website: https://xenangphucbi.com/

Địa chỉ: 54M/10 khu phố 9, Phường Tân Hoà, Biên Hoà, Tỉnh Đồng Nai

3 thoughts on “Cùng Phúc Bi tìm hiểu nguyên lí nâng hạ vật, cơ chế hoạt động của xe nâng!

  1. Pingback: Cùng Phúc Bi tìm hiểu nguyên lí nâng hạ vật, cơ chế hoạt động của xe nâng! – Xe Nâng Phúc Bi

  2. Pingback: Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cho thuê xe nâng TPHCM

  3. Pingback: Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cho thuê xe nâng TPHCM – Xe Nâng Phúc Bi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *